I. Bệnh nguyên, bệnh sinh.
Theo quan điểm cổ điển trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng.
Bệnh sinh chưa được biết một cách đầy đủ nhưng được giải thích như sau:
- Suy yếu bẩn sinh các thành của các tĩnh mạch trực tràng.
- Tăng áp lực ổ bụng mãn tính: táo bón, đái khó, người già đứng ngồi lâu, mang vác nặng, các khối u vùng chậu hông bé chèn ép làm cản trở lưu thông tĩnh mạch.
- Thuyết nhiễm trùng: do viêm các hốc tuyến hậu môn trực tràng làm tổn thương thành tĩnh mach trực tràng.
Thời gian gần đây một số tác giả còn cho rằng nguyên nhân không đơn thuầ là bệnh lý của tm mà còn do các thể hang phì đại với các tĩnh mach hang bị giãn.
II. Phân loại.
1. Theo giải phẫu:
Có ba loại:
a. Trĩ nội:
- Giãn các tĩnh mạch trực tràng trên dẫn máu về hệ thống cửa.
- Chân búi trĩ nằm trên đường hậu môn trực tràng, trên cơ thắt ( van Morgagni).
- Mặt ngoài búi trĩ niêm mạc trực tràng bao phủ.
b. Trĩ ngoại:
- Do giãn tm trực tràng dưới.
- Chân búi trĩ nằm dưới đường hậu môn trực tràng.
- Mặt ngoài búi trĩ do da hậu môn bao phủ.
c. Trĩ hỗn hợp:
Chân búi trĩ nằm cả trên và dưới cơ thắt.
III. Triệu chứng
1. Cơ năng:
- Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh.
- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.
- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, lúc đầu tự co lên, về sau đẩy mới lên và cuối cùng thường xuyên sa ra ngoài.
2. Thực thể:
- Thăm trực tràng: Búi trị mềm, ấn vào xẹp, vị trí thường ở các điểm 3, 7, 11 giờ ( tư thế sản khoa)
Phải thăm trực tràng trong bất kỳ trường hợp nào để không bỏ sót các bệnh khác ở hậu môn mà trĩ trỉ là một triệu chứng đặc biệt là ung thư trực tràng.
- Soi hậu môn – trực tràng: thấy búi trĩ màu tím, chân búi trí nằm trên hay dưới đường lược, ngoài ra còn để phát hiện các bệnh khác.
- Khám toàn thân để phát hiện các bệnh kết hợp khác.
III. Biến chứng.
- Chảy máu nhiều lần, kéo dài gây thiếu máu.
- Huyết khối búi trĩ đôi khi huyết khối cả tĩnh ạch trĩ.
- Rối loạn chức năng cơ thắt:
+ Yếu cơ thắt: không giữ được phân và hơi.
+ ngược lại nhiều khi lại gây co thắt.
- Vỡ trĩ ngoại.
- Gây các bệnh thứ phát kèm theo.
+ Nứt hậu môn.
+ Viêm hậu môn, trực tràng, viêm hốc tuyến gây áp xe quanh hậu môn – trực tràng.
- Biến chứng xa: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây nghẽn mạch.
V. Điều trị.
1. Điều trị bảo tồn:
Chế độ ăn uống điều độ, điều hòa đi ngoài, chống táo bón.
Chế độ lao động hợp lý, tránh lao động nặng có tăng áp lực ổ bụng, tránh ngồi lâu.
Dùng các thuốc chống co thắt , chống viêm, chống táo bón.
2. Tiêm gây xơ hóa búi trĩ:
Đưa thuốc vào các tổ chức dưới niêm mạc, thuốc kích thích gây phản ứng xo hóa.
Các thuốc thường dùng là: Natri-salicilat, cồn, dung dịch phenol 5%, quinin 5%...
3. Phẫu thuật.
a. Chỉ định:
- Trĩ nội sa kèm theo đau và khó chịu.
- Chảy máu tiềm tàng, có biến chứng thiếu mau, điều tri nội không có kết quả.
- Trĩ có biến chứng làm yếu cơ thắt ( không giữ được phân và hơi), hoặc phối hợp nứt hậu môn, rò viêm hậu môn trực tràng.
- Huyết khối viêm, kèm phù nề hoại tử.
b. Các phương pháp:
- Thắt búi trĩ ở chân cuống: Đơn giản dễ thực hiện song không triệt để, hay tái phát. Đơn giản nhất là thắt bằng chỉ không tiêu hoặc bằng vòng cao su với dụng cụ đặc biệt.
Athường búi trĩ rụng vào ngày thứ 7 đến thứ 10.
- Căt bỏ búi trĩ ở chân cuống:
Có nhiều phương pháp nhưng phương pháp thường được áp dụng và có kết quả hơn là phương pháp của Miligan – Morgan.
- Phẫu thuật Whitehead:
Phương pháp này được áp dụng trong truuwongf hợp trĩ kèm theo sa niêm mạc trực tràng.
Nội dung của phương pháp là cắt vòng tròn niêm mạc ống hậu môn, chỗ gianh giới giữa da và niêm mạc, cắt bỏ phần niêm mạc sa và các búi trĩ, sau đó hạ niêm mạc trực tràng xuống nối với da của ống hậu môn.
Biến chứng nặng của phương pháp này là không giữ được phân và hơi sẹo gây chít hậu môn và sa niêm mạc trực tràng thường xuyên gây tiết dich và ẩm ướt.