SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Hãy đăng kí thành viên để có đầy đủ quyền lợi khi hoạt động trên diễn đàn Sống Là Cho Đâu Chỉ Nhận Riêng Mình-Phạm Nguyễn Hữu Phúc
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Hãy đăng kí thành viên để có đầy đủ quyền lợi khi hoạt động trên diễn đàn Sống Là Cho Đâu Chỉ Nhận Riêng Mình-Phạm Nguyễn Hữu Phúc
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI BẠN,GIAO LƯU,CHIA SẺ,HỌC HỎI,TRAO ĐỔI KIẾN THỨC
 
Trang ChủTrang Chủ  Trang ChínhTrang Chính  Hữu PhúcHữu Phúc  Nội Quy của Diễn ĐànNội Quy của Diễn Đàn  Blog của tôiBlog của tôi  Latest imagesLatest images  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chém gió nhắn với »Tất cả thành viên
gửi vào lúc Mon May 23, 2011 5:53 pm ...
: tim Chúc mọi người 1 tuần mới thật vui vẻ bên người thân và bạn bè love. [Tin nhắn được gửi vào Thứ Hai - ngày 23-05-2011] tim
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat May 14, 2011 5:22 pm ...
:Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!!! love
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu May 12, 2011 7:30 pm ...
: hihi tim love
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu May 12, 2011 6:36 pm ...
:I love you!!! love

Share
 

 Hội chợ phù hoa-Ngô Thị Giáng Uyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tên thật: : Phạm Nguyễn Hữu Phúc
Giới tính : Nam Posts : 551
Points : 1369
Thanked : 89
Birthday Birthday : 22/12/1988
Join date : 10/01/2010
Age : 35
Đến từ Đến từ : Bến Tre
Châm ngôn sống : Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!!!

Hội chợ phù hoa-Ngô Thị Giáng Uyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Hội chợ phù hoa-Ngô Thị Giáng Uyên   Hội chợ phù hoa-Ngô Thị Giáng Uyên I_icon_minitimeFri Mar 18, 2011 10:19 pm

Mượn tựa đề một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Thackeray, tác giả Giáng Uyên đã nêu lên một vấn đề đáng suy nghĩ trong giới trẻ Việt Nam hôm nay: sở thích tiêu xài để chứng tỏ mình.

Cách đây vài tuần, anh chàng giữ xe trong một quán cà phê nọ ở Sài Gòn vừa dắt xe cho tôi vừa hỏi: “Chừng nào chị về “bển”?”. Ngạc nhiên, tôi hỏi: “Bển nào? Người Việt mà”, anh chàng khăng khăng: “Chị ơi, chị là Việt kiều em cũng không lấy tiền thêm đâu, giấu làm gì! Người Việt bây giờ ai mà đi chiếc Cub 81 như chị” (?).

Kể chuyện cho mấy đứa bạn cũ, tụi nó cười ngặt nghẽo: “Thì đúng rồi, thời buổi này mấy ông chạy xe ôm còn đi xe xịn hơn”.

Quả thật, mới xa nhà có mười mấy tháng (chứ không phải mười mấy năm đâu nhé) mà tôi thấy mình quê mùa hết sức. Ngoài đường phố Sài Gòn bây giờ chạy toàn xe tay ga @, Dylan, Spacy, hay chí ít cũng Attila. Vậy là tôi trở thành Việt kiều trong mắt anh chàng nọ - và có lẽ của nhiều người khác không biết chừng - nhờ đi chiếc Honda cũ kỹ.

Có điều chiếc xe “bôi bác” như nguyên văn lời đám bạn tôi mô tả này rất có ích trong những quãng đường ngập nước, ngay cả khi những chiếc xe máy đắt tiền chủ xe phải khổ sở xuống dắt bộ.

Cô bạn thân lương mỗi tháng chỉ 1,5 triệu đồng, mỗi lần gặp là than thở những khoản đám cưới, sinh nhật... ngốn hết số tiền còm cõi, nhưng vẫn tậu cho mình một chiếc xe tay ga xịn đàng hoàng. “Rồi xe hư tiền đâu mà sửa?”.

Cô nàng cười: “Thì tới lúc đó tính, chứ bây giờ ai cũng đi xe này, mình đi mấy chiếc cũ quê thấy mồ! Ở Sài Gòn còn đỡ, ra Hà Nội mà coi. Xe Dream, Wave đã lạc hậu sáu, bảy năm nay rồi đó”.

Tôi có đọc một bài về tình hình xe máy ở VN, những con số đáng giật mình. Bộ Công nghiệp đã dự đoán đến năm 2010 số lượng xe máy được sử dụng ở VN sẽ lên đến 16,6 triệu chiếc.

Việc người người đua nhau mua xe “xịn” làm tôi nghĩ ngay đến tâm lý “sức ép từ những người đồng trang lứa” (tạm dịch từ tiếng Anh: peer pressure), khi ta tự nhiên cảm thấy phải làm một điều gì đó vì xung quanh ta ai cũng làm, hay phải sở hữu một món đồ cho bằng được vì món đồ ấy xung quanh ta ai cũng có.

Đánh vào tâm lý này, các nhà sản xuất tha hồ hốt bạc ở VN vì nói theo ngôn ngữ bình dân, “người Việt nghèo mà ham xài sang”. Có lần tôi sang Thụy Sĩ, thấy ngoài đường chạy xe đời cũ của Toyota hay Ford, có cả xe Hàn Quốc nữa, mới bảo anh bạn người địa phương: “Cứ tưởng dân Thụy Sĩ giàu ai cũng chạy Audi với BMW” thì được biết: “Có xe gì chạy xe nấy chớ, miễn là còn tốt, không hao xăng, không chết máy thì thôi”.

Mới đây tình cờ đọc cuốn Mười vạn câu hỏi vì sao có đề cập đến sức ép tâm lý này (mà sách gọi là “hiệu ứng theo đàn”), tôi thấy câu trả lời khép lại với: “Nói chung, người có trí thông minh càng cao, tinh thần càng vững và quan điểm riêng càng mạnh, càng khó hành động mù quáng theo đàn”.

Mà phải đâu giới trẻ VN mình không thông minh? Những giải thưởng quốc tế về giáo dục cũng như việc sinh viên ta ở nước ngoài lúc nào cũng học tập xuất sắc hơn người chứng tỏ trí thông minh chúng ta có thừa.

Vậy phải chăng tinh thần giới trẻ chúng ta không vững và quan điểm riêng không mạnh, nên nếu hình thức bề ngoài không “sang trọng”, đắt tiền bằng người khác lại cảm thấy bất an?

Tuần trước, tôi đang đi dạo quanh Diamond Plaza tìm mua một ít đồ dùng (mỏi cả chân cuối cùng cũng chỉ mua được... một cái gối vì đồ trong này mắc quá) thì có tin nhắn trong điện thoại cầm tay.

Sau khi tôi đọc xong tin nhắn và gửi trả lời, định cất máy vào túi, có một đôi bạn trẻ khoảng chừng 19, 20 tuổi bước lại hỏi: “Chị mua cái Motorola này ở nước ngoài phải không chị?”.

Đúng là chiếc điện thoại này khá hiện đại, tôi được tặng và đã dùng hơn một năm ở Anh, nay đem về VN dùng luôn, nhưng bề ngoài rất bình thường không có vẻ gì “lộng lẫy” như trong những quảng cáo điện thoại di động nhan nhản trên các phương tiện thông tin ở đây hết.

Tôi gật đầu xác nhận nhưng vẫn không giấu vẻ ngạc nhiên: “Bộ hai đứa em bán cửa hàng điện thoại hay sao mà rành quá vậy?”.

Cô gái nọ liếc anh bạn trai đi cùng: “Thấy chưa?” rồi trả lời tôi: “Thì mua xài, rồi đổi điện thoại mới riết rành luôn. Cái điện thoại của chị ở VN không có đâu”. Khi tôi hỏi còn trẻ lấy tiền đâu đổi điện thoại mới hoài thì anh chàng nhún vai: “Ông già bà già cho chớ đâu”.

Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia Pte, trong sáu tháng đầu năm 2005, 1,6 triệu chiếc điện thoại mới đã được bán hết trên thị trường VN, gấp đôi dự đoán ban đầu, và con số này còn có thể cao hơn nữa vào sáu tháng cuối năm nay. Quả là một mảnh đất màu mỡ cho các đại gia trong ngành sản xuất điện thoại di động.

Khi ngồi dự một đám cưới, điện thoại anh bạn từ thời đại học ngồi cùng bàn tôi réo inh ỏi. Anh đang nghe chiếc này thì từ trong túi một chiếc điện thoại nữa réo lên, lại phải lập cập xin lỗi người ở đầu dây bên kia để ngừng nói chuyện.

Anh xong hai câu chuyện ở hai máy, tôi tính hỏi “Sao phải làm khổ mình vậy trời?!” nhưng thôi. Mà đây không phải trường hợp hiếm hoi, rất nhiều người bạn của tôi có hai điện thoại cùng lúc, toàn loại không mới nhất cũng mới nhì trên thị trường.

Mà cơ khổ, sở hữu nhiều điện thoại nên có lúc nào được yên đâu. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy những tác hại của điện thoại di động đến não bộ và cơ thể nếu dùng trong thời gian dài, và còn cảnh báo đến việc dùng điện thoại di động có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe trẻ em. Nhưng dường như người tiêu dùng VN, đặc biệt là giới trẻ, vẫn bỏ ngoài tai.

Chuyện “hội chợ phù hoa” của VN không chỉ dừng lại ở đó. Tôi theo bà chị ruột đang là giám đốc marketing và PR cho một khách sạn năm sao ở Sài Gòn đến khu Parkson của Saigontourist, mà theo lời bà chị, “dẫn em đi cho biết chứ mỗi lần tới đây chị không mua được gì hết á!”.

Quả thật những nhãn hiệu như Dolce & Gabbana hay Versace, ngay cả người nước ngoài cũng phải dân thật giàu mới mua nổi, lại được bày bán trong này và vẫn có khách hàng.

Lúc chúng tôi còn đứng ngoài cửa, một chiếc Mercedes Kompressor bóng lộn dừng lại cho một cô nàng trẻ măng đỏng đảnh bước xuống đi vào. Bà chị tôi bảo: “Mấy con nhỏ đang trong thời kỳ cố gắng “hôi của” từ mấy ông bồ đó mà!”.

Chuyện này làm tôi suy nghĩ mãi. Tôi nhớ thời ở Anh, anh bạn thân học cao học cùng trường chở tôi về nhà chơi. Ngang qua một ngôi nhà nọ cách nhà anh khoảng 1km, anh chỉ: “Hồi học cấp II, tôi đi giữ em cho nhà này nè”.

Ba mẹ anh khá sung túc và ở một khu rất giàu có gần London, chỉ riêng ngôi nhà đã được định giá với số tiền bảng Anh tương đương hàng triệu USD. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Đi giữ em bao lâu? Rồi anh có làm gì nữa không?”. “Giữ em khoảng một năm. Hồi nhỏ hơn có đi giao báo, rồi lúc học đại học nghỉ hè đi làm thu ngân siêu thị nữa”.

Giọng anh rất thản nhiên, không tự hào cũng không xấu hổ, như thể đó là một điều rất bình thường. Mà quả đó là một điều rất bình thường, chỉ có điều khi nghĩ về những cô nàng trẻ đẹp trong thời kỳ đi “hôi của”, hay những bạn trẻ thỏa sức lấy tiền cha mẹ đổi điện thoại di động và mua xe đời mới ở VN, tôi lại thấy nao nao trong lòng.

(Theo Giáng Uyên -Tuổi Trẻ)
Về Đầu Trang Go down
https://phamnguyenhuuphuc.forumvi.com
 

Hội chợ phù hoa-Ngô Thị Giáng Uyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» List nhạc chào mừng Giáng Sinh-Chúc mọi người hưởng một mùa Giáng Sinh An Lành-Hạnh Phúc
» bai giang chuyen nganh y khoa
» Bài Giảng Phật Pháp Cẩn Thận Cũng là Đạo Đức(Dành cho những bạn thích Triết Lí Phật Giáo)
» Bài Giảng Phật Pháp Tội Và Phước(phần 2)(Dành cho những bạn thích Triết Lí Phật Giáo)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH :: Sách,ebook :: Sách,ebook :: Sách tâm lý-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất
Design by Phạm Nguyễn Hữu Phúc | Bản quyền trang web thuộc về Phạm Nguyễn Hữu Phúc