Phật giáo là một tôn giáo rất thực tế, rất khoa học, rất là yêu đời và lạc quan; không có bi quan, yếm thê', mê tín, huyền bí, và hủ lậu như nhiều người lầm tưởng. Nhiều người có thành kiến vói Phật giáo khi nhìn qua những ông thầy tu đi khất thực ở ngòai đường, hay những ông thầy chùa hoặc là ông bà đồng bóng lên đồng lên cốt trong một vài chùa ở Vietnam, hoặc những ngôi chùa âm u huyền bí, họ vội kết luận Phật giáo là mê tín dị đoan, không thật tế, chán đời, và lười biếng.
Đôi khi, một Phật tử tin vào Phật giáo bởi vì ba mẹ hoặc những người thân trong gia đình của mình tin đạo Phật, vì vậy mình theo đạo Phật. Cho nên, khi một người nào đó hỏi đến ngũ giới là gi? Tại sao phải ăn chay, niêm Phật? Tại sao phải lạy lục khi đến chùa? Những câu hỏi đơn giản, nhưng rất là nhiều Phật tử không biết hoặc không thể trả lời được.
Phật Giáo đặt quan trọng vấn đề thực hành và chúng nghiệm ở mổi cá nhân hơn. Chân lý là ở chổ chúng nghiệm và kinh nghiệm gì mình đả thực hành những gì Phật day. Phật Giáo không coi trọng vấn đề hình thức ghi lể rườm rà. Quan trọng ở mổi cá nhân soi sét phản quan để trở về cái bản chất chân thật của mình mà không chạy theo ngoại cảnh bên ngoài. Tức là những cái suy nghĩ vọng tưởng thường ngày của mình mà mình tưởng nó là của mình hoặc là mình. Nên lúc nào mình cũng chạy theo cái huyển cái sai mà tạo nên nghiêp quả từ đó mà đi vào luân hồi sanh tử.
Khi suy nghĩ khỏi lên dấy lên hoặc hiện ra trong đầu của mình, mình phải biết nó, và buông bỏ không chạy theo nó. Cứ làm như vậy hoài cho đến một ngày nào đó mình sẻ nhận được ra bản tánh chân thật của chính mình.
Khi suy nghĩ chấm dứt, nhận xét bằng trực giác mà không qua một sự phân biệt nào thì mới có thể nhân thấy được cái "ta" chân thật của mình. Nó bao trùm cả vũ trụ và không bị giới hạn.
Tu là sửa, là dừng (dừng nghiệp), là quay lại trở về với chính mình và làm nhũng chuyện bình thường hàng ngày mình làm như là đi bộ, đi làm, nói chuyện, vv... mà mình không dính mắc tức là không bị ngoại cảnh cuốn hút làm mình chạy theo nó, suy nghỉ về nó hoặc đem cái suy nghĩ đó về nhà. Nói chung là khi làm gì thì biết mình làm cái đó, mà không có nhũng suy nghĩ khác xen vào. Và mình phải biết nhũng gì mình đang làm trong khi thức cũng như trong khi ngũ.
Khi cái khái niệm về TÔI của mình không còn nũa, thì minh làm việc gì cũng lợi ích cho mình và cho người mà không còn bị mắc kẹt vào cái mình làm nữa, từ đó giải thoát sẽ đến với mình ngay trong hiện tại.