SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Hãy đăng kí thành viên để có đầy đủ quyền lợi khi hoạt động trên diễn đàn Sống Là Cho Đâu Chỉ Nhận Riêng Mình-Phạm Nguyễn Hữu Phúc
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Hãy đăng kí thành viên để có đầy đủ quyền lợi khi hoạt động trên diễn đàn Sống Là Cho Đâu Chỉ Nhận Riêng Mình-Phạm Nguyễn Hữu Phúc
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI BẠN,GIAO LƯU,CHIA SẺ,HỌC HỎI,TRAO ĐỔI KIẾN THỨC
 
Trang ChủTrang Chủ  Trang ChínhTrang Chính  Hữu PhúcHữu Phúc  Nội Quy của Diễn ĐànNội Quy của Diễn Đàn  Blog của tôiBlog của tôi  Latest imagesLatest images  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chém gió nhắn với »Tất cả thành viên
gửi vào lúc Mon May 23, 2011 5:53 pm ...
: tim Chúc mọi người 1 tuần mới thật vui vẻ bên người thân và bạn bè love. [Tin nhắn được gửi vào Thứ Hai - ngày 23-05-2011] tim
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat May 14, 2011 5:22 pm ...
:Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!!! love
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu May 12, 2011 7:30 pm ...
: hihi tim love
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu May 12, 2011 6:36 pm ...
:I love you!!! love

Share
 

 Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tên thật: : Phạm Nguyễn Hữu Phúc
Giới tính : Nam Posts : 551
Points : 1369
Thanked : 89
Birthday Birthday : 22/12/1988
Join date : 10/01/2010
Age : 35
Đến từ Đến từ : Bến Tre
Châm ngôn sống : Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!!!

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)  Empty
Bài gửiTiêu đề: Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)    Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)  I_icon_minitimeSun Oct 17, 2010 4:29 pm

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)  Fig3
Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần phải hợp tác tốt với bác sĩ để giữ lượng đường trong máu ở mức tối ưu. Có 2 lý do rất chính đáng để làm điều này:

* Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn.
* Có thể bạn sẽ phòng chống được hoặc làm chậm lại sự khởi phái của các biến chứng đái tháo đường, chẳng hạn như những tổn thương thần kinh, mắt, thận và mạch máu.

Một cách để theo dõi sự thay đổi đường huyết là kiểm tra đường huyết tại nhà. Xét nghiệm này sẽ cho bạn biết lượng đường trong máu của mình tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào đó.

Tuy nhiên, để biết được bạn có kiểm soát được đường huyết của mình ở mọi thời điểm hay không, xét nghiệm A1c (còn được gọi là glycated hemoglobin hoặc Hemoglobin A1c, hoặc HbA1c) có thể giúp được bạn điều đó, nó sẽ cho bạn thấy bức tranh toàn thể của quá trình kiểm soát đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng gần nhất. Những kết quả trả về sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị mà bạn đang theo.

MẪU THỬ

Xét nghiệm A1c đánh giá lượng đường trung bình có trong máu trong vòng 2 - 3 tháng gần nhất bằng cách đo nồng độ của glycosylated hemoglobin. Như bạn đã biết, đường có tính chất kết dính, và nếu như đã dính vào đâu đó một thời gian thì rất khó để lấy chúng ra. Đường ở bên trong cơ thể (glucose) cũng vậy, khi glucose tuần hoàn trong máu, một phần glucose sẽ tự động kết dính vào hemoglobin A (dạng hemoglobin chủ yếu trong cơ thể của người trưởng thành). Hemoglobin là một loại protein đỏ của hồng cầu giữ nhiệm vụ mang oxygen. Một khi glucose dính vào hemoglobin A, nó sẽ ở đó vĩnh viễn cho đến khi kết thúc đời sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày). Glucose có càng nhiều trong máu thì sẽ có càng nhiều glucose kết dính vào hemoglobin A. Dạng kết hợp giữa glucose và hemoglobin A được gọi là A1c (hemoglobin A1c hoặc glycohemoglobin). Nồng độ A1c sẽ không thay đổi nhanh chóng, nhưng nó sẽ thay đổi khi các tế bào hồng cầu cũ chết đi và bị thay thế bởi những tế bào hồng cầu mới.

Để làm xét nghiệm, người ta sẽ lấy một mẫu máu của bệnh nhân bằng cách đâm kim vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc nặn ra một giọt máu từ ngón tay sau khi đâm một lancet nhỏ, có đầu nhọn vào đó.

XÉT NGHIỆM

Công dụng

Xét nghiệm HbA1c được dùng chủ yếu để theo dõi sự kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường. Mục tiêu của những bệnh nhân đái tháo đường là giữ lượng đường huyết của mình càng gần với giá trị bình thường càng tốt vì điều này sẽ làm hạn chế những biến chứng gây ra bởi nồng độ đường trong máu tăng kéo dài, chẳng hạn như tổn thương thận, mắt, hệ tim mạch và các dây thần kinh. Xét nghiệm HbA1c cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về lượng đường trung bình trong máu ở một vài tháng gần nhất. Nó giúp bệnh nhân và bác sĩ đánh giá được sự kiểm soát đường huyết có thành công không hay là cần phải được điều chỉnh lại.

Xét nghiệm HbA1c thường được thử ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán là đái tháo đường để xác định xem mức đường huyết không được kiểm soát đã tăng cao như thế nào. Nó có thể sẽ được làm khoảng 7,8 lần khi đang cố gắng kiểm soát đường huyết và sau đó khoảng 7,8 lần/năm để xác định xem đường huyết có được kiểm soát tốt hay không.

Chỉ định

Tùy thuộc vào bạn bị đái tháo đường type nào, mức độ kiểm soát ra sao và quyết định của bác sĩ, bạn có thể sẽ được cho thử HbA1c 2 đến 4 lần mỗi năm. Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA - American Diabetes Association) khuyến cáo nên thử đường huyết:

* 4 lần mỗi năm nếu bạn bị đái tháo đường type 1 hoặc type 2 có sử dụng insulin, hoặc
* 2 lần mỗi năm nếu bạn bị đái tháo đường type 2 và không sử dụng insulin.

Nếu bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường và không kiểm soát tốt, HbA1c sẽ được thử thường xuyên hơn.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm

Cứ 1% thay đổi trên kết quả của HbA1c phản ánh sự thay đổi khoảng 30mg/dL (1.67mmol/L) ở lượng đường huyết trung bình. Ví dụ như giá trị HbA1c là 6% tương ứng với giá trị đường huyết là 135mg/dL (7.5 mmol/L), giá trị HbA1c là 9% tương ứng với giá trị của glucose trung bình khoảng 240 mg/dL (13.5 mmol/L). Bệnh nhân đái tháo đường càng giữ giá trị HbA1c gần với mức 6% bao nhiêu thì đường huyết càng được kiểm soát tốt bấy nhiêu, và nếu giá trị HbA1c tăng thì nguy cơ bị các biến chứng cũng tăng theo.
Cần nhớ rằng sự tương ứng giữa giá trị glucose huyết trung bình và giá trị của HbA1c chỉ mang tính chất ước lượng, nó tùy thuộc vào phương pháp tính toán và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như đời sống hồng cầu. Giá trị đường huyết chính xác được cung cấp bởi phòng xét nghiệm có thể sẽ không trùng khớp hoàn toàn với công thức được cho ở trên.

Ngoài ra

HbA1c không phản ánh được những đợt tăng hay giảm đường huyết cấp tính.

Nếu bạn có những loại hemoglobin bất thường, như hemoglobin hình liềm, có thể lượng hemoglobin A trong máu sẽ giảm xuống. Nó sẽ ảnh hưởng đến lượng glucose dính vào hemoglobin và do đó có thể hạn chế công dụng của xét nghiệm HbA1c trong việc theo dõi đái tháo đường. Ở những bệnh nhân bị tán huyết hoặc xuất huyết nặng, giá trị của HbA1c có thể sẽ xuống rất thấp. Ở những bệnh nhân bị thiếu sắt, lượng HbA1c cũng có thể tăng.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Có thể thực hiện xét nghiệm này tại nhà được không?

Có. Đây là xét nghiệm đã được FDA chứng nhận cho phép sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, khác với một số xét nghiệm tại nhà khác, muốn làm xét nghiệm này thì cần phải có chỉ định của bác sĩ.

2. Có phải tất cả các xét nghiệm HbA1c đều giống nhau ?

Không phải là bây giờ. Đã có một nỗ lực của quốc tế để tiêu chuẩn hóa những xét nghiệm HbA1c. Nhiều tổ chức đang làm việc với nhau trong chương trình tiêu chuẩn hóa Glycohemoglobin quốc gia và/hoặc International Federation of Clinical Chemistry and Laboratory Medicine (IFCC). Dưới đây là những bước tiến bộ đã đạt được:

* Tên A1c được khuyến cáo trở thành tên chính thức cho xét nghiệm này.
* Phương pháp tham khảo được đề nghị của IFCC được chấp nhận và phát triển thành phương pháp xét nghiệm chuẩn.
* Với phương pháp của IFCC, các bác sĩ và bệnh nhân sẽ được thông báo và huấn luyện lại vì kết quả cho ra có thể sẽ khác so với kết quả của phương pháp hiện đang được sử dụng. Trong tương lai xa, nỗ lực này sẽ làm cho xét nghiệm A1c trở nên thích hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
* Trong tương lai gần, phương pháp hiện tại [được chuẩn hóa thành phương pháp được chứng nhận ở những nghiên cứu lâm sàng lớn lên quan đến DCCT (Diabetes Complications and Control Trial) và những kết quả hiện tại sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng.
Về Đầu Trang Go down
https://phamnguyenhuuphuc.forumvi.com
 

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Trắc nghiệm lipid!!!
» Cử nhân xét nghiệm cần tìm việc làm
» Các xét nghiệm hoá sinh về bệnh Tiểu đường
» De thi trac nghiem hoa sinh- Danh cho khoi Y Duoc
» Bảng Định danh vi trùng dựa trên trắc nghiệm sinh hóa!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH :: Góc Y-Dược :: Góc Y-Dược :: Cận lâm sàng-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Design by Phạm Nguyễn Hữu Phúc | Bản quyền trang web thuộc về Phạm Nguyễn Hữu Phúc