SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Hãy đăng kí thành viên để có đầy đủ quyền lợi khi hoạt động trên diễn đàn Sống Là Cho Đâu Chỉ Nhận Riêng Mình-Phạm Nguyễn Hữu Phúc
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Hãy đăng kí thành viên để có đầy đủ quyền lợi khi hoạt động trên diễn đàn Sống Là Cho Đâu Chỉ Nhận Riêng Mình-Phạm Nguyễn Hữu Phúc
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH

DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI BẠN,GIAO LƯU,CHIA SẺ,HỌC HỎI,TRAO ĐỔI KIẾN THỨC
 
Trang ChủTrang Chủ  Trang ChínhTrang Chính  Hữu PhúcHữu Phúc  Nội Quy của Diễn ĐànNội Quy của Diễn Đàn  Blog của tôiBlog của tôi  Latest imagesLatest images  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chém gió nhắn với »Tất cả thành viên
gửi vào lúc Mon May 23, 2011 5:53 pm ...
: tim Chúc mọi người 1 tuần mới thật vui vẻ bên người thân và bạn bè love. [Tin nhắn được gửi vào Thứ Hai - ngày 23-05-2011] tim
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat May 14, 2011 5:22 pm ...
:Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ!!! love
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu May 12, 2011 7:30 pm ...
: hihi tim love
Admin nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu May 12, 2011 6:36 pm ...
:I love you!!! love

Share
 

 CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin

Tên thật: : Phạm Nguyễn Hữu Phúc
Giới tính : Nam Posts : 551
Points : 1369
Thanked : 89
Birthday Birthday : 22/12/1988
Join date : 10/01/2010
Age : 35
Đến từ Đến từ : Bến Tre
Châm ngôn sống : Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!!!

CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ Empty
Bài gửiTiêu đề: CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ   CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ I_icon_minitimeTue Jul 06, 2010 1:16 pm

CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ 10266601225790801
Nam bộ là một vùng sông nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cho nên từ lâu hình ảnh chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... là hình ảnh hết sức quen thuộc với người dân nơi đây. Ngay từ thuở lọt lòng, họ đã được tắm mình giữa trời nước bao la rồi khi lớn lên họ phải đi qua những chiếc cầu tre nối nhịp đôi bờ, những khi buông câu, thả lưới, những lúc chở hàng bông ra chợ... họ cũng gắn chặt cuộc đời mình với dòng nước bao la.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong những câu ca dao, hò, vè dù thể hiện chủ đề nào, tâm trạng nào thì ít nhiều hình ảnh dòng sông, chiếc ghe, con đò cũng hiển hiện trong đó. Người Nam bộ thường có thói quen dùng lối nói ví von, mượn các hình ảnh quen thuộc của đời thường gần gũi để thông qua đó nêu lên chủ đề mình định nói. Và các hình ảnh quen thuộc đó, được lặp đi lặp lại trong cách nói của họ cho đến khi thành tiềm thức, để khi có dịp thì tự động bật ra. Như: khi có khách ở xa đến thăm mình thì người Nam bộ nói: từ xa lặn lội tới đây. Mặc dù có thể người đó đi bằng xe đò hay xe Hon-đa. Hay từ "quá giang" vốn dùng cho việc đi nhờ ghe cộ lại dùng cho việc đi nhờ xe hay đi cùng đường. Tất cả đó phải chăng là dấu ấn của vùng sông nước đã ăn sâu vào huyết quản của họ.
Đi liền với hình ảnh sông nước là các hình ảnh: chiếc ghe, con đò, con cá, con cua, cần câu, đăng, đó, nò... Đây là hình ảnh mà ta thường gặp trong ca dao dân ca Nam bộ. Ngay cả việc trông ngóng người yêu, người Nam bộ cũng mượn hình ảnh chiếc ghe để nói lên nỗi lòng của mình, nói lên sự trông ngóng, khấp khởi chờ mong người yêu đến thăm mình:

Ghe ai đỏ mũi xanh lườn,
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em.
CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ Chonoi
Ở đây người con gái nhận dạng chiếc ghe của người yêu mình. Chiếc ghe của người yêu cô có đặc điểm: "đỏ mũi, xanh lườn" nên khi thấy chiếc ghe có đặc điểm này thì cô gái mừng thầm, đinh ninh là ghe của người yêu xuống thăm mình. Nhưng cô gái ở đây vẫn cẩn trọng, không hấp tấp vội vã. Vì cả vùng sông nước này có biết bao chiếc ghe có cùng đặc điểm đó, không khéo sẽ bị hớ. Nên cô gái mới đặt lời ướm hỏi. Từ "phải" là một từ để hỏi nhưng ở đây là dạng hỏi tu từ. Không cần người đáp. Hỏi để rào trước đón sau mà thôi. Có phải thì hãy đến nơi hẹn, hãy thẳng nơi mà đến. Còn không phải thì chỉ việc đi ngang qua. Câu ca dao này còn có một dị bản khác:

Ghe ai nhỏ mũi trảng lườn,
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.

Chiếc ghe cũng là hình ảnh của cuộc sống thương hồ, trên đó có chức năng như một ngôi nhà di động. Phía sau là cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình. Phía trước là dùng để chất hàng hóa bán. Cứ thế, chiếc ghe vào từng con kinh, con rạch, hết nơi này đến nơi khác. Hết hàng thì quay ra chợ bổ hàng rồi đi bán tiếp. Con người cũng sống trôi nổi cùng chiếc ghe. Nhưng đôi khi chiếc ghe chở hàng chỉ có người chồng đảm nhận. Vợ con ở nhà, người chồng đi buôn bán xa, vài ba ngày mới về một lần. Cho nên trông chồng cũng là hình ảnh chiếc ghe và nhớ chiếc ghe cũng là nhớ chồng:

Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh liền,
Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi.

Vì cuộc sống mưu sinh mà vợ chồng phải xa cách, vắng nhau bao ngày là bao nỗi lòng nhung nhớ. Về nhà chưa được bao lâu, lửa nồng chưa ấm anh đã vội ra đi. Nhưng vì cuộc sống không thể khác được nên ghe người chồng vừa đi thì người vợ cũng vừa "thọ bịnh". Quả là một tấm tình son sắt, thủy chung.
Hay giữa một đêm trăng thanh gió mát, một chiếc xuồng câu đang lờ lững giữa dòng, bắt gặp chiếc xuồng của cô gái chở hàng bông ra chợ đang chèo tới ở phía sau anh ta liền buông mấy lời chọc ghẹo:

Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi,
Kẻo giông khói đèn bờ bụi tối tăm.

Cách chọc ghẹo của chàng trai ở đây rất có lý, đồng thời thể hiện được sự quan tâm lo lắng của mình. Giữa trời nước bao la mà chỉ có một mình cô gái chèo ghe chở hàng ra chợ. Anh lo lắng cho cô gái bảo cô chèo mau lên, anh đợi, nếu không giông đến thổi tắt đèn mà cô thì có môt mình biết phải làm sao. Cô gái cũng cảm thấy ấm lòng khi giữa đêm khuya thanh vắng mà lại có người quan tâm đến mình, nên cô cũng hò đáp lại:

Nhứt nhựt tiểu thân chứ nhà của anh đâu mà em không biết,
Chứ gặp anh giữa đường, cái quyết chí mà thương anh.
CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ Yjj

Có khi họ nên duyên cũng từ đó. Chiếc ghe, chiếc xuồng, dòng sông cũng là những hình ảnh được người dân Nam bộ gởi gắm vào đó những nỗi niềm tâm sự, những cảm nhận của cuộc đời, than thân trách phận, nói lên cuộc sống nghèo khó của mình:

Không xuồng nên phải lội sông,
Đói lòng nên phải ăn ròng bè môn.

Như đã nói, Nam bộ có hê thống sông ngòi chằng chịt cho nên phương tiện đi lại của cư dân nơi đây trước kia chủ yếu là ghe, xuồng. Ghe, xuồng là chân đi là phương tiện vận chuyển chủ yếu, nên dù nghèo thiếu đến đâu người ta cũng cố dành dụm sắm cho mình một chiếc xuồng để làm phương tiện đi lại. Tác giả của câu ca dao này có lẽ do quá nghèo túng, nghèo đến nỗi không có chiếc xuồng để đi, mọi việc di chuyển chỉ bằng cách lội sông. Mà không có xuồng cũng có nghĩa là thiếu phương tiện đánh bắt, mà thiếu phương tiện đánh bắt thì làm sao có nhiều cá, tôm cho được. Mà không có nhiều cá, tôm có nghĩa là không có tiền nên phải ăn " ròng bè môn".

Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi !
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.

Đây cũng là lời than, than cho việc buôn bán ế ẩm. Không có người mua nên phải chèo mãi, chèo đến mỏi mêt mà vẫn không bán được hàng. Bìm bịp là loài chim rất quen thuộc ở Nam bộ, hễ nó kêu là nước lớn, cho nên tiếng bìm bịp kêu cũng là lời dự báo cho con nước sắp lên. Ngoài ra tiếng bìm bịp cũng là dùng để chỉ thời gian, thời gian của con nước lớn, nước ròng, cũng là thời gian trong ngày. Lời than của cô gái ở đây phải chăng ngụ ý trong từng tiếng kêu của con bìm bịp. Bìm bịp kêu nước lớn rồi nước ròng, rồi bìm bịp kêu : nước lớn... cứ thế hết ngày mà bán buôn chẳng được gì. Sự ngao ngán của cô gái phải chăng là thế.

Dời chưn bước xuống ghe buôn,
Sóng bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu.

Lại một tâm trạng buồn cho những kiếp thương hồ. Bước xuống ghe buồn cũng đồng nghĩa với việc xa nhà, phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình mình đối diện với sông nước đêm đen. Ngoài ra trong chuyến đi này, không biết buôn bán ra sao, lời lãi thế nào. Nhưng trên hết là nỗi nhớ nhà da diết, nhớ vợ, nhớ con... còn buồn nào hơn nỗi buồn chia ly. Ở đây tác giả so sánh nỗi lòng của mình với sóng nước. Sóng có bao nhiêu gợn thì lòng mình cũng buồn bấy nhiêu, nhưng gợn sóng là vô vàn, không sao đếm được. Cho nên tấm lòng của họ nhớ nhà, đau đáu chờ mong, buồn man mác cũng bấy nhiêu, không sao nói hết được.
Bên cạnh đó hình ảnh của cầu ván, cầu tre, các phương tiện đánh bắt cũng được người dân ở đây mượn làm phương tiện để nói nên nỗi lòng của mình:

Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.
Ví dầu mẹ chẳng có chi,
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào mòn.
CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ 80CCB53295034B7693CACD5FAC6E016F

Cầu tre, cầu ván là hai hình ảnh rất quen thuộc đối với người dân Nam bộ. Nó thường được bắc qua những con kinh, con rạch, sông nhỏ. Ở đây, người phụ nữ mở đầu bằng một hình ảnh rất quen thuộc này như là một lời tâm sự của mình đối với con về tình mẫu tử thiêng liêng. Có thể người phụ nữ này đã bị chồng phụ bạc nên cô rất đau buồn, coi như là mất tất cả, cô chẳng còn thiết sống nữa. nhưng may còn được đứa con, nó là nguồn an ủi vô giá đối với cô, níu chân cô lại trên cõi đời này. Vì vậy, mọi tình yêu cô đều dành cho nó, xem như là nguồn an ủi duy nhất trong cuôc đời mình.
Không chỉ là lời than thân trách phận, không chỉ là tình mẫu tử bao la, lời tỏ tình dễ thương, sông nước Nam bộ còn phản ánh những nếp sinh hoạt, những buổi lao động hết sức đời thường của họ. Thể hiện được một cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng đầm ấm tình người, tình mẹ con, vợ chồng:

Cha chài mẹ lưới con câu,
Chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò.

Đây là một bức tranh sinh hoạt đời thường, đầm ấm không khí gia đình ở Nam bộ gắn chặt cuộc sống của mình với sông nước bao la. Không ai nạnh ai, mỗi người một việc, từ cha, mẹ đến rể dâu ai cũng phải lao động, lao động với một tinh thần hăng say, yêu thích, thể hiện được sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình.
Hay:

Chiều chiều ông Lữ đi câu,
Bà Lữ đi xúc con dâu đi mò.

Cảnh mẹ chồng nàng dâu từ xưa đến nay thiên hạ đã nói nhiều. Nhưng ở đây, ta thấy: mẹ chồng nàng dâu hết sức "ăn ý", mặc dù không nói ra, nhưng qua cảnh sinh hoạt ta vẫn thấy được nàng dâu và mẹ chồng rất hợp ý với nhau, ngay cả cha chồng cũng thế. Cả nhà cùng lao động, không khí gia đình thật đầm ấm vui tươi.
Sông nước là một đặc trưng không thể thiếu của Nam bộ, mà gắn liền với sông nước là ghe, xuồng, lưới, câu, hò, cầu tre, cầu ván... tất cả đã trở thành rất quen thuôc với người dân Nam bộ. Cho nên trong ca dao dân ca Nam bộ, để bộc lộ tâm trạng của mình thì người dân nơi đây thường mượn các hình ảnh quen thuộc này để ví von, nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, bởi tất cả đó đã trở thành thị hiếu của người dân nơi đây.
Cùng nằm trong cái nôi văn hóa của quê hương, đất nước, ca dao dân ca Nam bộ đã mang đến cho kho tàng văn học dân gian những vần ca dao ngọt ngào, tình tứ. Ca dao dân ca Nam bộ là sản phẩm của sự suy tư, cảm xúc, sự trải nghiệm của con người, là tiếng nói của người Việt Nam, đặc biệt là của nguời dân vùng đồng bằng Nam bộ, góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc.

TRẦN PHỎNG DIỀU (Theo báo Cần Thơ)

[You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
https://phamnguyenhuuphuc.forumvi.com
 

CẢM XÚC VỀ SÔNG NƯỚC QUA CA DAO, DÂN CA NAM BỘ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» 10 bí quyết sống thọ!!!!
» HÃY SỐNG TRONG THẾ GIỚI BIẾT ƠN
» Những triết lí căn bản của cuộc sống!
» Những điều bình dị từ cuộc sống!!!
» Những điều bình dị từ cuộc sống-Mẹ và con

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH :: Văn học và quê hương :: Văn học và quê hương :: Quê hương Việt Nam-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Design by Phạm Nguyễn Hữu Phúc | Bản quyền trang web thuộc về Phạm Nguyễn Hữu Phúc